• Thành lập công ty tại Hà Nội - Giải thể công ty

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Đức Thiện

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

I. Khái niệm

1. Vốn điều lệ

Là số vốn do các thành viên thành lập công ty, cổ đông đóng góp trong thời gian cam kết thực hiện trong thời hạn nhất định có ghi vào Điều lệ công ty.

Tài sản vốn góp là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên đóng góp vốn cho công ty.

Việc đưa tài sản để trở thành chủ sở hữu công ty, góp vốn điều lệ là cam kêt thực hiện trách nhiệm mức vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác cũng là vốn đầu tư ban đầu cho các hoạt động của doanh nghiệp ban đầu, làm cơ sở phân chia lợi nhuận và giảm rủi ro cho các thành viên góp vốn.

2. Vốn chủ sở hữu

Là số liệu phản ánh tình hình tăng giảm các loại nguốn vốn  thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp và của các thành viên góp vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không cam kết thanh toán.

Do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hay hình thành từ quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều chủ sở hữu vốn công ty.

Bao gồm: vốn góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp, chủ sở hữu của nhà nước cá nhân, tổ chức, cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Các khoản thặng dư vốn cổ phần, các khoản nhận biếu tài trợ, vốn bổ xung từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản chênh lệch khi đánh giá tài sản, chênh lệch tỉ giá hối đoái, quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng làm trong phân mục của bảng cân đối kế toán cua doanh nghiệp.

xem thêm: KHÔNG CÂN VỐN ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LÂP CÔNG TY

II. Sự khác nhau

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu:

Vốn điều lệ khi ghi chỉ có tính chất là đăng ký.

Vốn chủ sở hữu thực tế có thể thay đổi do trong quá trình sản xuất kinh doanh các khoản lãi lỗ sẽ làm thay đổi phần lãi được giữ lại. Sự phát sinh các khoản thặng dư vốn cũng tác động đến chủ sở hữu, chuyển đổi thành cổ phần, tài sản nợ thành tài sản vốn, là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng.

Nếu vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu: do đóng góp vốn chưa đủ hay chủ sở hữu giảm đi do lỗ trong kinh doanh. Nhà đầu tư căn cứ vào vốn điều lệ để biết được số cổ phần mà công ty đã phát hành cũng làm cơ sở căn cứ pháp lý khi có tranh chấp hoặc thực hiện giải thể công ty hay để biết được việc hoàn thành nghĩa vụ đã đóng góp đủ số vốn hay chưa?

Trường hợp phát sinh tranh chấp hay bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã đăng ký, là yêu cầu của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, nhất là các chủ nợ của công ty.  Trường hợp công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các cổ đông hoặc đối tác mới sẽ bị hạn chế từ việc chưa góp đủ vốn, kinh doanh lỗ, hiệu quả kinh doanh thấp, vốn chủ sở hữu bị giảm; nhưng doanh nghiệp vẫn có thể có tiềm năng phát triển trong tương lai tạo xu hướng lạc quan trong thị trường tạo phản ứng lạc quan cho các nhà đầu tư để tăng cường đầu tư.

Liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LẠC VIỆT

Địa chỉ: phòng 611, tòa nhà 17T10, Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: lacviet247@gmail.com

Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và chính xác và nhanh nhất

CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LUẬT LẠC VIỆT

  • Tại Hà Nội: Phòng CH 2601, tòa HH2, 90 Nguyễ Tuân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội  
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Số 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0946143746
  • E- mail: lacvietmuaban@gmail.com
Hỗ trợ báo giá Tư vấn

Bài liên quan

Liên hệ với chúng tôi theo hotline:

02466862397