• Thành lập công ty tại Hà Nội - Giải thể công ty

Tìm hiểu về vốn FDI và lợi ích của việc thu hút FDI

Đức Thiện

FDI là bộ phận cấu thành của tổng thể đầu tư cho một quốc gia mà nguồn vốn trong nước, xét tổng thể, nó có ý nghĩa quyết định. FDI không thay thế được các nguồn đầu tư khác. Nó có thế mạnh riêng, không để lại nợ nần cho tương lai. Trong những năm tới khi nguồn vốn tích luỹ trong nước còn hạn chế, nguồn ODA chưa đáng kể thì nguồn vốn FDI chiếm một vị trí quan trọng, góp phần cải tiến cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của FDI cần tránh quan điểm sai lầm: coi nhẹ hoặc phủ nhận FDI, coi FDI như là một nhân tố có hại cho nền kinh tế hoặc ngược lại là có ảo tưởng về tính màu nhiệm của FDI: (FDI không tự nó quyết định thành công của sự phát triển, nó phải kết hợp đồng bộ với ODA, đầu tư trong nước). Để vốn FDI không chỉ là dòng tiền ra - vào, còn phần giá trị thặng dư đi ra cùng dòng vốn, thì việc thu hút FDI của Việt Nam cần đi liền với một số điều chỉnh sau:

Thứ nhất: Việt Nam cần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là về (i) hiệu quả của thị trường lao động; (ii) quy mô thị trường và (iii) đổi mới sáng tạo. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc cải thiện thể chế có thể bị xóa nhòa nếu không có cải thiện thực chất ở các khâu trên. Việt Nam bị hạn chế bởi quy mô thị trường nhưng điều này có thể được khắc phục nếu có thị trường lao động và hoạt động đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn.

Thứ hai: kinh nghiệm của các nước Đông Bắc Á và bốn con hổ Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ đầu tư trên GDP ở mức cao chưa phải là chìa khóa của tăng trưởng cao, điều quan trọng là nguồn vốn tích lũy được phải được phân bổ hiệu quả. Điều này cũng đúng với việc sử dụng vốn FDI. 70% vốn FDI đang tập trung vào lĩnh vực chế tạo, chế biến nhưng mức độ cải thiện hàm lượng kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa cao, lại chủ yếu do doanh nghiệp FDI thực hiện. Để có thể cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực, doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn

(i) dựa vào quan hệ làm ăn với các công ty xuyên quốc gia để mở cửa sang các thị trường phụ cận như Lào, Campuchia, Myanmar, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh khu vực.

(ii) Chính phủ phát triển công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài nhà nước lớn mạnh.

Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội, Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Nguồn vốn FDI

 Thứ ba: việc quản lý vốn FDI cần tránh hành chính hóa. Trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Singapore. Ủy ban Phát triển kinh tế Singapore (EDB) được thành lập năm 1961 với mục tiêu thu hút các công ty đa quốc gia trong những ngành thâm dụng lao động. Sau khi tìm hiểu kỹ càng, EDB có các gói cơ chế ưu đãi riêng cho từng công ty lớn để thu hút vốn. Sau này, khi Singapore đã phát triển, EDB chuyển trọng tâm thu hút vốn sang lĩnh vực dịch vụ và sản xuất có trình độ công nghệ cao hơn cũng như nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước một cách khôn ngoan nhất đến thế giới. Mức lương của lãnh đạo EDB ngang với tổng giám đốc doanh nghiệp còn lương khởi điểm thì cao hơn 5% so với khu vực kinh tế tư nhân. Trong bối cảnh năm 2015 là năm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), các chính sách về FDI của Việt Nam sẽ cần có một số điều chỉnh. Trong đó áp lực lớn nhất đến từ cạnh tranh thu hút đầu tư từ Lào, Campuchia hay Myanmar do chi phí thấp cũng như các chương trình kết nối cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại khu vực này. Đặc biệt, nếu Quốc hội Mỹ trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống Obama, mở đường cho việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính sách FDI của Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề hơn nữa trong bối cảnh chúng ta là một nền kinh tế đang phát triển.

Thứ nhất là đối diện với cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước (ISDS). Cơ chế này khiến việc bảo hộ thị trường đầu tư của Chính phủ sẽ dần mất hiệu lực.

Thứ hai, với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc chuyển từ cách tiếp cận chọn - cho sang chọn - bỏ khi lập danh mục bảo lưu (đầu tư) cũng là một thách thức, do khả năng dự báo khuynh hướng phát triển ngành còn thấp.

Thứ ba, khó khăn đến từ việc áp dụng cơ chế điều chỉnh pháp luật theo nguyên tắc không kém thuận lợi hơn cho nhà đầu tư so với thời điểm điều chỉnh (cơ chế ratchet).

Cuối cùng, việc doanh nghiệp các nước nằm ngoài TPP (như Trung Quốc) đã nhanh chân đầu tư vào Việt Nam để hưởng lợi có thể làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu vốn FDI theo ngành cũng như làm trầm trọng thêm các vấn đề về môi trường và lao động. Với việc chỉ có 15% vốn FDI đến từ ASEAN trong khi đó khoảng 75% đến từ các nền kinh tế phát triển khác, rõ ràng Việt Nam có cơ hội lớn trong việc tạo ra tăng trưởng bền vững đi liền với nâng cấp chất lượng ngành và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bản địa. Điều này cần được tính tới với kinh nghiệm hơn 20 năm qua cũng như những cục diện mới mà Việt Nam đang tham gia.

 

Trên đây là những thông tin về nguồn vốn FDI chúng tôi muốn đưa cho các bạn tìm hiểu. Ngoài ra tại Lạc Việt chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến doanh nghiệp như: Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội, tư vấn thành lập công ty, tư vấn thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, kế toán trọn gói, tư vấn dịch vụ làm báo cáo tài chính...

Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và chính xác và nhanh nhất

CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LUẬT LẠC VIỆT

  • Tại Hà Nội: Sảnh tòa nhà CIENCO 1, số 1 Hoàng Đạo Thúy, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Số 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0932766568
  • E- mail: lacvietmuaban@gmail.com
Hỗ trợ báo giá Tư vấn

Liên hệ với chúng tôi theo hotline:

02466862397