Khác với những Luật chuyên ngành trước đây, việc sử dụng Con dấu, doanh nghiệp không được phép quyết định tới hình thức con dấu, mà là do cơ quan có thẩm quyền quyết định về hình thức con dấu. Nhưng khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, thì vấn đề sử dụng con dấu do doanh nghiệp có quyền quyết định tới tất cả vấn đề liên quan tới con dấu của mình: Tại điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể rằng: Doanh nghiệp có quyền quyết định tới hình thức, số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp mình, nhưng cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây, theo quy định của pháp luật:
Tên doanh nghiệp: Là một nội dung quan trọng khi Công ty bạn quyết định , thì cần phải có nội dung đó, nếu như không có tên doanh nghiệp thì công ty không thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp được và cũng vì thế mà Công ty không thể kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, theo quy định của pháp luật thì tện doanh nghiệp bao gồm hai thành tố cơ bản sau đây:
+) Thứ nhất: Tên loại hình doanh nghiệp, nghĩa là khi mà Công ty bạn thành lập lựa chọn mô hình kinh doanh nào, thì tên loại hình doanh nghiệp sẽ bao gồm loại hình kinh doanh như vậy, chẳng hạn như: bạn lựa chọn mô hình kinh doanh TNHH, thì Công ty bạn sẽ là Công ty TNHH….. Xem thêm: +) Thứ hai: Là tên riêng của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà bạn lựa chọn, mà việc lựa chọn tên doanh nghiệp có thể lựa chọn theo những tên mà thể hiện tên loại hình kinh doanh đó. Chẳng hạn như: Công ty bạn chuyên về các mặt hàng kinh doanh sản xuât đồ trang sức thì bạn có thể đặt tên cho doanh nghiệp như: Công ty TNHH Minh Ngọc,… hoặc bạn cũng có thể đặt tên cho doanh nghiệp mình theo một lý do khác mà mình muốn,….
Mã số doanh nghiệp: lúc này mã số doanh nghiệp không thể do Công ty bạn có quyền quyết định được mà do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Công ty bạn, khi Công ty bạn làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Trước khi sử dụng Con dấu mình, doanh nghiệp cần phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp mình: mục đích của việc trên là: việc thông báo như vậy, nhằm giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kiểm soát được hoạt động pháp lý của doanh nghiệp, như: khi một doanh nghiệp khác đăng ký thành lập doanh nghiệp, không may có cùng con dấu với doanh nghiệp với doanh nghiệp trước thì lúc này cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không tiếp nhận con dấu đó và đề nghị doanh nghiệp đó cần làm lại con dấu của mình, bao gồm những trường hợp sau khi thành lập doanh nghiệp:
+) Làm con dấu lần đầu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp +) Làm thay đổi nội dụng, hình thức, số lượng mẫu con dấu và màu mực con dấu +) Hủy mẫu con dấu
Trình tự, thủ tục tiến hành đăng ký mẫu con dấu doanh nghiệp:
+) Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ liên quan tới hình thức mẫu con dấu +) Bước hai: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ hợp lệ đó tới Cơ quan đăng ký kinh doanh +) Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ +) Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận mẫu dấu Trên đây, là một vấn đề cơ bản về con dấu của doanh nghiệp. Mọi sự thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ sau đây: Email: Lacviet247@gmail.com Điện thoại: 094. 614. 3746 Có thể bạn quan tâm:
Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và chính xác và nhanh nhất
CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LUẬT LẠC VIỆT
Tại Hà Nội: Phòng CH 2601, tòa HH2, 90 Nguyễ Tuân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tại TP Hồ Chí Minh: Số 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh