• Thành lập công ty tại Hà Nội - Giải thể công ty

Bạn nên đầu tư vào loại hình doanh nghiệp nào?

Đức Thiện

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu – nhược điểm riêng và sẽ đem lại cho chủ đầu tư những lợi thế khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực của mỗi chủ đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với mình.
Nên đầu tư vào loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập? là câu hỏi kinh điển của phần lớn các tổ chức, cá nhân trong buổi đầu khởi nhiệp. Bởi lẽ, một khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sẽ gắn liền với loại hình doanh nghiệp đó.

Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình Doanh nghiệp là:

 Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;

- Khả năng huy động vốn;

- Rủi ro đầu tư;

- Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp;

- Tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp Luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Luật về tổ chức và Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.

Có 4 yếu tố chính cần cân nhắc khi một doanh nghiệp xem xét lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.

Xem thêm: 

Quá trình chọn lựa này vô cùng khó khăn bởi có rất nhiều loại hình của tổ chức để bạn chọn lựa. Một kế hoạch kinh doanh có thể được tổ chức như một doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn…

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp kể trên, cá nhân Giám đốc tài chính tại quỹ đầu tư Venture Capital là Alex Katz khuyên các chủ doanh nghiệp nên chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và sau đó dần lên kế hoạch chuyển đổi thành công ty đại chúng ngay khi nhận được tiền đầu tư từ những tổ chức khác.

Các loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp

  • Công ty cổ phần

Ưu điểm :

– Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp (do đó mức độ rủi do của các cổ đông không cao)

– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

– Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng là không giới hạn

– Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng

Hạn chế :

– Việc thành lập và quản lý phức tạp (nhất là hoạt động kế toán, tài chính)

– Việc quản trị và điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn (không hạn chế được số lượng thành viên tham gia vào công ty)

– Chủ sở hữu (thường và đa số) không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty 

  • Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm:

Thủ tục thành lập loại hình doanh nghiệp này đơn giản.

Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp dễ dàng chủ động tăng giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.

Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhược điểm:

Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp. Ngay cả khidoanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đây là loại hình doanh nghiệp do một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

  • Công ty hợp danh

Ưu điểm:

Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nhược điểm:

Khác với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn .

Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và chính xác và nhanh nhất

CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LUẬT LẠC VIỆT

  • Tại Hà Nội: Phòng CH 2601, tòa HH2, 90 Nguyễ Tuân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội  
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Số 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0946143746
  • E- mail: lacvietmuaban@gmail.com
Hỗ trợ báo giá Tư vấn

Liên hệ với chúng tôi theo hotline:

02466862397