• Thành lập công ty tại Hà Nội - Giải thể công ty

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất

Đức Thiện

  Mới đây Bộ Tài chính ban hành thông tư 128/2013/TT-BTC về hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan… thay thế cho các quy định cũ. Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa được thực hiện tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất

- Đối với hàng tạm nhập:

Hồ sơ hải quan bao gồm những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại, thương nhân. Ngoài ra, người lập hồ sơ phải đăng ký thêm tại cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai) và phải nộp 01 bản sao hợp đồng xuất khẩu.

- Đối với hàng tái xuất:

Hồ sơ hải quan gồm chứng từ như đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại.  Người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.

 Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, người khai hải quan phải nộp thêm 01 bản sao hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm nhập và 01 bản sao, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.

- Về cửa khẩu tái xuất:  Được thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ Công Thương. Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 61 Thông tư 1128/2013/TT-BTC.

-Về hàng hóa tạm nhập:

   Hàng hóa tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất nhưng trong trường hợp vận chuyển bằng container, không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất.

  Trường hợp có lý do chính đáng, thương nhân đề nghị chuyển sang container khác hoặc phương tiện vận tải khác nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan để tái xuất, chi cục hải quan nơi giám sát hàng hóa xem xét, quyết định và bố trí công chức giám sát việc chuyển hàng hóa sang container, phương tiện vận tải của thương nhân.

-  Thương nhân, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa và bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hóa thì người khai hải quan/người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.

- Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm: niêm phong hàng hóa; lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu xuất; fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17 giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý; theo dõi thông tin phản hồi từ chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao kể từ khi nhận được thông tin về hàng hóa do chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập fax đến.

Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và chính xác và nhanh nhất

CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LUẬT LẠC VIỆT

  • Tại Hà Nội: Sảnh tòa nhà CIENCO 1, số 1 Hoàng Đạo Thúy, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Số 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0932766568
  • E- mail: lacvietmuaban@gmail.com
Hỗ trợ báo giá Tư vấn

Liên hệ với chúng tôi theo hotline:

02466862397