Nếu bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn chưa biết thành lập tại cơ quan nào và cụ thể việc thành lập ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có đáp án.
Thành lập Doanh nghiệp là quá trình đầu tiên để tổ chức/cá nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Dưới đây là danh sách các loại hình Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đọc thêm: Điều kiện thành lập công ty năm 2017
Cơ quan thành lập doanh nghiệp
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn bao gồm 2 loại như sau:
- Công ty TNHH Một thành viên
- Công ty TNHH Hai thành viên
- Công ty Cổ phần
- Công ty Hợp Danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, thành viên/cổ đông góp vốn của doanh nghiệp. Hãy tham khảo phần dưới đây để lựa chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.
- Nếu doanh nghiệp chỉ có 1 thành viên góp vốn thì bắt buộc phải chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Doanh nghiệp tư nhân
- Nếu doanh nghiệp chỉ có dưới hai thành viên góp vốn thì phải chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, Công ty Hợp danh
- Nếu doanh nghiệp có trên 2 người góp vốn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên hoặc công ty cổ phần
- Ngoài ra, việc lựa chọn loại hình kinh doanh còn tùy thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động.
Địa điểm để doanh nghiệp đăng ký thành lập đó là:
- Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư .
- Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khái quát các bước để thành lập một doanh nghiệp đó là:
- Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa hoặc có thể nộp online
- Nhận giấy biên nhận Đối với việc nộp qua mạng, bạn đọc có thể thận giấy biên nhận điện tử tại email mà bạn đã dùng email đó để đăng ký trên cổng thông tin.
- Đến thời hạn nhận kết quả, nếu hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ bạn sẽ được thông báo để sửa lại.