• Thành lập công ty tại Hà Nội - Giải thể công ty

Nên mua công ty hay thành lập một công ty mới?

Đức Thiện

Nếu bạn đang có dự định kinh doanh và phân vân không biết nên mua công ty cũ có sẵn hay tự thành lập một công ty mới, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lựa chọn.

Mua một công ty cũ giúp bạn có những lợi ích như sau:

 - Khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ định kỳ. Đặc trưng quan trọng để doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận vững không phải là do họ có thể nhanh chóng mở rộng tập khách hàng. Đó là việc họ có nhiều khách mua hàng định kỳ. Các công ty này có thể thu hút và giữ chân những khách hàng phù hợp, những người coi trọng sản phẩm, dịch vụ và vẫn trung thành mua chúng nhiều năm sau.

- Bộ máy nhân viên có sẵn, trụ sở công ty có sẵn

Có vẻ như việc mua công ty đem lại lợi ích khá lớn cho bạn, tuy nhiên bên cạnh đó nó mang theo rất nhiều rủi ro như công ty đó có ấn tượng xấu với khách hàng, nhân viên công ty không thích lãnh đạo mới…vân vân. Trong khi đó việc thành lập công ty mới lại tạo ra rất nhiều cơ hội cho bạn.

Mua công ty hay thành lập mới

Mua công ty hay thành lập mới

Có thể kế đến những lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp như:

  • Pháp luật có những quy định cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, dễ dàng giải đáp được những vướng mắc về thủ tục thành lập;
  • Khi thành lập doanh nghiệp sẽ sử dụng con dấu riêng để ký kết các hợp đồng mua bán, tạo sự bảo đảm, tin cậy về mặt pháp lý cho việc mua bán, tạo uy tín cho khách hàng;
  • Có những ưu đãi trong việc vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
  • Một số loại hình doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn dưới nhiều hình thức;
  • Tạo độ tin cậy khi quảng bá hình ảnh, thương hiệu kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tạo môi trường làm việc cho người lao động, đóng góp lớn cho xã hội.

Đó là lợi ích chung, vậy lợi ích hơn so với việc mua lại công ty là gì?

Đó là bạn được tự do chọn tên và trụ sở cho công ty, được tự mình chọn ra bộ máy nhân viên và có cơ hội tạo ra ấn tượng mới với khách hàng mà không bị cái bóng của công ty cũ che mất. Bạn không cần phải mặc cả hay kì kèo để mua lại 1 công ty cũ mà chỉ cần hoàn thành cả thủ tục thành lập doanh nghiệp rất đơn giản. Nếu quy mô không lớn cũng đồng nghĩa với việc vốn đầu tư không nhiều cho nên chi phí kinh doanh cũng như thành lập luôn được đảm bảo trong mức tối thiểu nhất có thể.

Các bước thành lập một công ty mới hiện nay đã trở nên vô cùng dễ dàng và không hề tốn kém.

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. 

Bước 2: Lựa chọn đặt tên công ty: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm

Bước 3: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Bước 4: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Bước 5: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 6: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Bước 7: soạn thảo và nộp hồ sơ

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (1 bản);
  • Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1bản);
  • Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, các thành viên,  người đại diện theo pháp luật;

+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản);

+ Nếu thành viên góp vốn là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản);
  • Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
  • Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản)

Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội

Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và chính xác và nhanh nhất

CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LUẬT LẠC VIỆT

  • Tại Hà Nội: Phòng CH 2601, tòa HH2, 90 Nguyễ Tuân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội  
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Số 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0946143746
  • E- mail: lacvietmuaban@gmail.com
Hỗ trợ báo giá Tư vấn

Bài liên quan

Liên hệ với chúng tôi theo hotline:

02466862397