Với nhu cầu và lợi nhuận xuất khẩu cao như hiện nay thì việc thành lập doanh nghiệp chế xuất là một ý tưởng vừa mới mẻ vừa hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin về việc thành lập doanh nghiệp chế xuất bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp chế xuất là loại doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp chế xuất luôn được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích. Như vậy có thể thấy doanh nghiệp chế xuất được sở hữu những ưu đãi đặc biệt đến từ Pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp chế xuất
Bạn phải đảm bảo rằng các ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp chế xuất phải thuộc nhóm các ngành nghề không bị cấm tại Việt Nam. Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì bạn phải có mẫu giấy chứng nhận đầu tư theo chuẩn của pháp luật qui định và các văn bản chứng từ chứng minh dự án đầu tư hoặc dự án hợp tác đầu tư. Còn đối với chủ doanh nghiệp là người Việt Nam thì phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu. Tuy nhiên phải lưu ý là tất cả những thông tin mà bạn điền trong tờ giấy đề nghị này đều đúng với sự thật, không được phép có sự che giấu, dối trá.
Bên cạnh đó, bạn phải chuẩn bị văn bản dự thảo điều lệ của doanh nghiệp chế xuất muốn thành lập, văn bản này phải được thành viên hoặc cổ đông sáng doanh nghiệp chế xuất thông qua, không chỉ vậy mà những người này còn cần phải ký tên lên văn bản đó.
- Tiếp theo bạn phải có bản danh sách thành viên, cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất, không chỉ vậu mà chứng minh thư hoặc hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận thân phận của giám đốc hoặc tổng giám đốc và các thành viên, cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất cũng cần phải được công khai.
- Cuối cùng là các chứng từ và văn bản về vốn điều lệ và tỷ lệ nguồn vốn phải được thông qua bởi hội đồng thành viên, cổ đông. Nếu không có sự thông qua này thì coi như chứng từ vô nghĩa.
- Lưu ý thêm một điều nữa đó là nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì bạn phải có thêm báo cáo về năng lực tài chính của doanh nghiệp bạn, bạn phải tự chuẩn bị báo cáo này và phải có trách nhiệm khai một cách đầy đủ, trung thực trong bản báo cáo.