Khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể sẽ phải thay đổi một số yếu tố trên đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi nội dung trên Giấy đăng ký kinh doanh đã được Sở kế hoạch và đầu tư cấp trước đó.
I. Một số những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
1. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp, nhưng do thực tế doanh và cùng với nhu cầu thị trường nên các doanh nghiệp muốn thay đổi tên cho phù hợp. Doanh nghiệp chú ý ngoài lựa chọn được 1 cái tên ưng ý để doanh nghiệp thay đổi, thì doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp thì cần theo đó là thay đổi con dấu, thay đổi nội dung hóa đơn, có 1 thông báo tới cơ quan quản lý thuế, tới ngân hàng, và kể cả đối tác của công ty để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quản lý và kinh doanh không gây ra những trở ngại kinh doanh hợp tác với các doanh nghiệp.
2. Thay đổi trụ sở chính
Doanh nghiệp thay đổi trụ sở chính để kinh doanh hiệu quả hơn. Địa chỉ trụ sở chính mới cần phù hợp với các quy định của pháp luật, thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận hay khác quận, thay đổi cùng quận không cần thực hiện các thủ tục về thuế hay thay đổi con dấu của doanh nghiệp, thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận cần thực hiện việc chuyển hồ sơ tới cơ quan thuế mới và thay đổi con dấu của doanh nghiệp.
3. Bổ sung các ngành nghề kinh doanh
Việc tăng hay giảm số lượng các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là việc bổ sung hay cắt giảm ngành nghề có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải biết các ngành nghề kinh doanh không bị nhà nước cấm, những ngành nghề doanh có điều kiện hay không có điều kiện, để tiến hành các thủ tục đăng ký thêm hoặc cắt giảm các ngành nghề theo quy định của pháp luật và theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
4. Thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
Tăng giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần biết rằng doanh nghiệp mình có là loại hình doanh nghiệp được thay đổi vốn điều lệ, hay không phải là loại hình doanh nghiệp được thay đổi vốn điều lệ.
Loại hình doanh nghiệp không được thay đổi vốn điều lệ: là những loại hình doanh nghiệp đã được quy định trong Luật doanh nghiệp, để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp. Tăng hay giảm số vốn điều lệ cũng phụ thuộc vào yếu tố là ngành nghề kinh doanh của doanh của doanh nghiệp, do liên quan tới mức vốn pháp định với các ngành kinh doanh có điều kiện về vốn tối thiểu.
5. Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu vốn góp
Khi doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của công ty, các thành viên muốn đóng góp hoặc giảm vốn góp thì doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu vốn góp.
Chú ý: chủ sở hữu cần chú ý tới số vốn góp tối thiểu để trở thành người đại diện theo pháp luật, hoặc trường hợp tăng thêm số lượng thành viên thì cần thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Thay đổi số lượng các thành viên , doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:
Thông tin về các thành viên thay đổi: cmt, hộ chiều, … cần được có trên giấy đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp thuận lợi với các giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước…
Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
Thay đổi loại hình doanh nghiệp cần doanh nghiệp hiểu rõ được loại hình của doanh nghiệp hiện tại và loại hình doanh nghiệp sẽ chuyển đổi, và với loại hình doanh nghiệp hiện tại thì doanh nghiệp có thể chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác, các quyền và nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ như thế nào?
II. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Nội dung mà doanh nghiệp cần thay đổi.
Soạn thảo hồ sơ theo mẫu.
Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa trên Sở kế hoạch và đầu tư.
Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu công ty mới: nếu nội dung thay đổi tên, địa chỉ, mã số thuế doanh nghiệp.
Bố cáo về việc thay đổi trên cổng thông tin của Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thông báo về sử dụng mẫu dấu.
III. Hồ sơ đăng ký
Biên bản họp hội đồng thành viên
Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh
Quyết định thay đổi đăng ký kinh doanh
Danh sách cổ đông công ty.
Giấy xác nhận hoàn thành thủ tục và chuyển thuế đối với công ty chuyển trụ sở khác quận.
Các giấy tờ công chứng liên quan như ĐKKD , CMT người đại diện và các thành viên hội đồng quản trị, cổ đông, Giấy xác định vốn pháp định nếu bổ sung ngành nghề có điều kiện, Chứng chỉ hành nghề nếu có.